Bệnh viêm khớp vai và cách điều trị như thế nào để mang đến hiệu quả cao? Thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Các bạn cùng theo dõi nhé.
Khớp vai là một trong những khớp quan trọng, nối giữa chi trên với thân người giúp chúng ta thực hiện các động tác mong muốn. Khớp vai đau nhức là tín hiệu phát đi giúp bạn nhận diện bệnh viêm khớp vai sớm. Những thông tin dưới đây mà yuhanvietnam.com cung cấp sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về bệnh viêm khớp vai và cách điều trị.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp vai
Trước khi tìm hiểu về bệnh viêm khớp vai và cách điều trị thì bạn cần phải biết bệnh xảy ra khi nào. Bệnh viêm khớp vai là căn bệnh phổ biến hiện nay nhưng độ tuổi chủ yếu mắc phải căn bệnh này là khoảng 40 tuổi trở lên. Vai là một khớp cầu, bao gồm 3 xương chính: xương cánh tay, xương đòn và xương bả vai. Những xương này được lót bằng một lớp sụn.
Mô tả khớp vai bị lệch
Cấu tạo của vai còn có sự tham gia của 2 khớp chính là khớp ức đòn và khớp cùng đòn, còn gọi là các khớp vai. Đây là 2 khớp linh hoạt nhất trong số các khớp của cơ thể. Nó giúp vai có thể di chuyển ra trước và sau, cho phép cánh tay có thể cử động tròn và vươn dài.
Các thói quen hằng ngày trong sinh hoạt và lao động có thể khiến vai bị tổn thương. Khi bả vai gặp vấn đề sẽ làm cản trở khả năng hoạt động. Người bệnh cảm thấy khó chịu khi phải chịu đựng các cơn đau kéo dài liên tục. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý vô cùng đa dạng như:
- Thoái hóa khớp, viêm khớp: Thoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân dẫn đến các cơn đau ở cột sống, lưng, gối và bả vai.
- Hoạt động làm việc quá sức: Khi hoạt động, vận động quá sức nhiều thường sẽ dẫn đến chấn thương mà người bệnh không hề biết, có nguy cơ dẫn đến đau khớp vai, trật khớp, gãy xương bả vai, rách sụn,…
- Ảnh hưởng từ các bộ phận khác: Đôi khi bị đau khớp bả vai phải do ảnh hưởng trực tiếp từ các bộ phận xung quanh như cột sống cổ ở cổ, tay, cột sống,…
Những đối tượng thường mắc phải bệnh đau khớp vai
- Nhân viên văn phòng làm các công việc phải ngồi cả ngày như lập trình viên, kế toán, kiến trúc sư…Đây được xem là những đối tượng thường hay mắc phải chứng bệnh đau vai nhất. Bởi lý do rất đơn giản, tần suất ngồi trước máy tính của họ quá lâu và ít vận động.
- Những người thường xuyên chơi thể thao. Mà đặc biệt là các môn bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, quần vợt… Những người này phải thường vận động khớp vai quá mức khiến dây chằng bị căng dãn và không giữ khớp được chắc chắn có thể gây đau
- Những người lớn tuổi hệ thống miễn dịch kém. Họ có hệ thống cơ xương khớp, khả năng vận động suy thoái giảm dần khi độ tuổi ngày càng lớn. Trong đó hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên khả năng mắc bệnh đau vai của người lớn tuổi cao hơn những người khác.
Đau khớp vai khiến các hoạt động trở nên khó khăn
Triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh đau khớp vai
Bệnh viêm khớp vai và cách điều trị cần phải được xem xét triệu chứng trước tiên. Khi bị đau khớp sẽ khiến người bệnh khó chịu, đau đớn khi mức độ xương thoái hóa tăng dần. Thông thường bệnh lý sẽ có các triệu chứng cơ bản như sau:
Đau nhức mức độ nhẹ
Với triệu chứng chỉ đau ở mức độ nhẹ thì bệnh mới ở giai đoạn đầu. Những cơn đau chỉ xuất hiện khi bạn mới ngủ dậy hoặc có thể bị cứng khớp một lúc. Đa số những triệu chứng này sẽ hết sau vài phút hoặc khi xoa bóp tại khu vực đau thì sẽ nhanh chóng bình phục.
Đau khớp vai mức độ nhẹ sẽ hồi phục nhanh chóng
Ngoài ra, đối với những người làm việc văn phòng, ngồi cố định một chỗ lâu còn có triệu chứng mỏi vai gáy, đau nhức lưng. Nếu bệnh kéo dài nhiều ngày có thể dẫn đến biểu hiện khó di chuyển cánh tay phải, đau nhói khi cử động.
Đau nhức vai mức độ năng khi cử động
Nếu tình trạng bệnh nặng thì cơn đau vai không còn đau thoáng qua, thay vào đó là triệu chứng đau rõ ràng hơn khi bóp vào hoặc cử động cánh tay hoặc toàn bộ cơ thể. Cơn đau nhức sẽ bắt đầu lan tỏa từ bả vai phải đến toàn bộ khu vực bộ phận xung quanh. Nếu không điều trị kịp thời sẽ kéo theo nhiều triệu chứng khác như: sưng tấy, teo cơ, biến dạng khớp vai,…
Cách điều trị bệnh đau khớp vai
Cách điều trị bệnh đau khớp vai hiện nay có nhiều phương pháp. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bệnh nhân có thể lựa chọn các phương hướng điều trị như:
- Phục hồi chức năng khớp vai bằng các phương pháp như sóng ngắn, chiếu tia hồng ngoại, bấm huyệt, xoa bóp hay các bài tập vận động tại nhà.
- Tiêm thuốc tại chỗ với một số trường hợp bị mỏm cùng vai, gân trên gai, bám gân cơ nhị đầu,…Tuy nhiên, trước khi tiêm thuốc thì bạn cần phải làm theo chỉ định, ý kiến bác sĩ, không được tự ý áp dụng.
- Sử dụng một số loại thuốc giảm đau, chống viêm, một số loại thuốc an thần, bổ thần kinh, giãn cơ,…
- Phẫu thuật: Với những trường hợp bị rách đứt hoàn toàn gân cơ chóp xoay cần tiến hành phẫu thuật nội soi khâu nối gân cơ trên gai hoặc phẫu thuật cắt hạch giao cảm cổ, nội soi bóc dính bao khớp,… để điều trị hiệu quả.
- Sử dụng thiết bị hỗ trợ điều trị: Một trong những cách điều trị viêm, đau nhức khớp vai mà bạn có thể tham khảo thêm đó là sử dụng thiết bị Rapha. Đây là một trong những sản phẩm công nghệ có tác dụng điều trị rất tốt đối với các bệnh lý liên quan đến vai khớp.
Sản phẩm đã được kiểm nghiệm tại 2 bệnh viện lớn với nhiều bệnh nhân và thu được nhiều kết quả tốt. Sản phẩm hiện đã được cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm cấp chứng nhận là thiết bị điều trị chứng Viêm đau cho bệnh nhân viêm khớp thoái hóa đầu tiên tại Hàn Quốc.
Thiết bị Rapha hỗ trợ điều trị bệnh đau khớp vai
Hy vọng qua những thông tin trên đây, các bạn đã có thêm thông tin về bệnh viêm khớp vai và cách điều trị. Hãy nhanh chóng khắc phục bệnh ký này để có một cơ thể thật khỏe mạnh nhé.