1. Thiên Ma là gì?
Thiên Ma thuộc họ lan (Gastrodia Elata) bộ bách hợp, không có rễ, là cái tên được gắn với ý nghĩa như là “loại thảo dược được trời ban để chữa trị các chứng bệnh về “ma” (ma trong chữ “ 마비- mabi” trong tiếng hàn để chỉ những bệnh về tê liệt…).
Không có lá, cũng không có rễ nên Thiên Ma không thể tự lấy chất dinh dưỡng từ đất mà chỉ có thể sống ký sinh trên thân cây sồi, thông qua sợi nấm mật vòng, hút chất dinh dưỡng từ thân cây sồi mà sinh trưởng.
Cách để cho Thiên Ma phát triển đó là nuôi sợi nấm kí sinh ở thân cây sồi, chúng như những sợi tóc kí sinh hút chất dinh dưỡng ở mặt xung quanh khúc gỗ cây sồi trong vòng 2 năm để để nuôi mầm thiên ma. Vì được nuôi trồng bằng phương pháp nông nghiệp 100% thân thiện với môi trường, không sử dụng phân bón hay thuốc hóa học nên Thiên Ma hoàn toàn là loại thảo dược sạch và không có độc tố.
Thiên Ma thảo dược trời ban cho xứ sở Kim Chi
2. Thiên Ma khác gì so với các loại “Ma” (các loại khoai) khác?
Thiên ma là gì? (Gastrodia elata) là một loại thảo dược khác hẳn với loại củ ma thông thường mà chúng ta biết, có thể giải thích như khi so sánh sự khác nhau của củ sâm núi và cây hoa chuông (hoa cát cánh, dùng làm thuốc Đông y).
Sự khác nhau giữa Thiên Ma và các loại “ma” (khoai) khác
3. Đặc điểm hình dạng của Thiên Ma
Thiên Ma không có rễ và chất diệp lục, chỉ có thân hoa trên mặt đất và thân củ dưới lòng đất. Thịt của củ Thiên Ma rất dày và trên mặt thân củ hình bầu dục màu vàng có những họa tiết hình tròn trông như hình những chiếc vảy được khắc lên.
Vào giai đoạn trưởng thành, Thiên Ma có mắt chồi hỗn hợp, thân củ dưới lòng đất phân thành các loại thiên ma, bạch ma, mĩ ma…. Tuỳ theo giai đoạn phát triển, ở mắt cuống của thân củ Thiên Ma trưởng thành có mắt chồi hỗn hợp màu đỏ. Thông thường dài khoảng 6-12cm, đường kính 3-7cm, khối lượng 100-200g, lớn nhất có thể đạt khoảng 500g.
Sau mùa đông, những cành hoa phát triển và nở hoa, cành hoa (1 -1.5m) như mũi tên nên có tên là “xích tiễn”. Củ Bạch Ma có chiều dài 2-11cm, đường kính 2-3,5cm, trọng lượng bình quân là 20g. Mắt cuống không rõ nét và không có bông, có quả trưởng thành hình tròn. Mĩ ma và bạch ma có hình dạng giống nhau nhưng độ lớn khác nhau, bạch ma có chiều dài nhỏ hơn 2cm thì được gọi là Mĩ ma. Bạch ma và Mĩ ma đều có thể dùng như hạt giống Thiên Ma.
Đặc điểm của Thiên Ma
4. Đặc điểm sinh trưởng của Củ Thiên Ma
Quá trình sinh trưởng và phát triển của củ Thiên Ma gồm: thiên ma giống – hình tròn – mĩ ma – bạch ma – thiên ma – lại tạo ra thiên ma giống. Sau mùa đông, bạch ma và mĩ ma mọc cuống mầm và sau đó mọc mầm kế bên.
Mầm bên sẽ mọc thành mĩ ma, cuống mầm của mĩ ma sẽ mọc thành bạch ma, cuống mầm của bạch ma sẽ mọc thành Thiên Ma. Bạch ma và mĩ ma phân thành nhiều thân cây rồi hình thành các thân củ có độ lớn khác nhau. Phần bé nhất của những thân củ này sẽ không to lên mà sẽ dài ra được gọi là thân sinh sản dinh dưỡng. Thân này sẽ phát triển thành củ Thiên Ma, có vai trò chuyển những chất dinh dưỡng lấy từ thành phần dinh dưỡng của nó và lợi khuẩn cho củ Thiên Ma con.
Vào mùa đông, nếu củ Thiên Ma con rơi vào tình trạng ngưng phát triển (ngủ đông), thân sinh sản dinh dưỡng sẽ tách ra khỏi củ Thiên Ma con và sẽ để lại dấu vết hình tròn hoặc hình elip ở cuối thân củ. Đây cũng là 1 trong những đặc điểm để phân biệt Thiên Ma thật hay giả. Bạch ma và mĩ ma mới sinh sản sau khi ngủ đông thì sẽ lại phát triển trở lại theo cách như trên nhưng thiên ma sẽ ra hoa và nở hoa sau đó kết trái. Giai đoạn phát triển trên mặt đất của Thiên Ma chỉ khoảng hai tháng, còn lại tất cả thời gian là thời gian sinh trưởng dưới mặt đất.
Quá trình sinh trưởng của Thiên Ma